Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Muốn xin học bổng du học Anh, cần điều kiện gì?

 

Muốn xin học bổng du học Anh, cần điều kiện gì?









Ảnh minh họa: typepad.com


- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink: Bạn 16 tuổi, có nghĩa bạn đã hoàn thành hoặc đang học năm lớp 10, thời điểm này rất thích hợp cho bạn học chương trình A level (tương đương năm 11 và 12) tại các trường ở Anh.

Điều kiện để bạn có thể chuẩn bị hồ sơ xin học bổng:

1/ Học lực của năm cấp II + lớp 10 cần từ 8,5 trở lên;

2/ Điểm IELTS từ 6.0 trở lên;

3/ Viết 1 bài luận văn nêu rõ vì sao bạn muốn có học bổng;

4/ Sau khi trường nhận hồ sơ ghi danh với những giấy tờ trên, trường sẽ yêu cầu bạn dự một buổi phỏng vấn để quyết định xem bạn có đủ điều kiện để có suất học bổng này hay không.

Xin giới thiệu bạn các trường sau có chương trình học bổng cho học sinh Việt Nam:

- Hệ thống Trường Abbey College: http://www.abbeycolleges.co.uk/home/the-colleges.aspx

- Hệ thống Trường Cambridge Education Group: http://www.cambridgeeducationgroup.com/

- Hệ thống Trường Bellerbys: http://www.bellerbys.com/courses/a-level

Nếu bạn đang có ý định lấy học bổng cho khóa tháng 9-2013 này, bạn cần liên hệ sớm với StudyLink ( www.studylink.org) để được tư vấn chi tiết hơn.

TUỔI TRẺ ONLINE

 

 

 

 






Mọi thắc mắc liên quan đến du học, tìm kiếm học bổng nước ngoài, thủ tục xin visa du học... bạn đọc có thể gửi về chuyên mục Tư vấn du học cùng chuyên gia theo địa chỉ tto@tuoitre.com.vn (để đảm bảo chính xác nội dung câu hỏi, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).


Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương Đỗ 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!

 -

Học bổng 50% trường trung học CATS Academy Boston

Học bổng 50% trường trung học CATS Academy Boston


Trường trung học nội trú CATS Academy Boston (http://www.catsacademy.com) tọa lạc tại Newton, bang Massachusetts, chỉ cách trung tâm thành phố Boston danh tiếng 15 phút đi xe hơi hoặc 40 phút đi xe bus.









j

CATS Academy Boston cung cấp giáo dục trung học toàn diện chất lượng cao với chương trình học vững mạnh, nhiều môn thể thao và hoạt động ngoại khóa phong phú. Mục tiêu của trường đào tạo cho học sinh nền tảng vững chắc, để đảm bảo cho các em luôn thành công khi nhập học vào các trường đại học danh tiếng tại Mỹ.

Chương trình giáo dục đẳng cấp cao của CATS Academy Boston gồm có kế hoạch học tập được xây dựng cho từng cá nhân, quy mô lớp học nhỏ và lịch học phù hợp để tạo điều kiện học tập tốt; đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm đến từ các trường đại học hàng đầu nước Mỹ; cung cấp cho học sinh nhiều hoạt động ngoại khóa, thể thao và các hoạt động xã hội khác.

Trường có chương trình định hướng đại học vững chắc, giúp học sinh đạt tỷ lệ được chấp nhận nhập học vào các trường đại học hàng đầu của Mỹ; các khóa học và kỳ thi nâng cao, lớp bổ trợ tiếng Anh hàng ngày và các kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi SAT được đưa vào chương trình giảng dạy.






h

Ngoài ra, trường còn hỗ trợ học sinh qua các buổi tư vấn trực tiếp hàng tuần để đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện về giáo dục, xã hội và tư chất. Học sinh có thể chọn ở ký túc xá thuận tiện hoặc ở cùng nhà dân bản xứ với đầy đủ các bữa ăn hàng ngày.

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương Đỗ 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!

 -

 

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Một số trang web xin học bổng hay

 

Kênh Du Học xin cung cấp một số website hay phục vụ cho mục đích xin Visa của các bạn

http://www.scholarships.com/scholarship-search.aspx

web hoc bong 1

Tiếp theo là:

http://www.usnews.com/education/blogs/the-scholarship-coach/2012/03/22/an-international-students-guide-to-us-scholarships#comments

[caption id="attachment_780" align="alignnone" width="1004"]web san hoc bong 2 web san hoc bong 2[/caption]

 

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 - Tập Thể Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 - Ms.Hương Đỗ 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!

 -

 

 

VISA Mỹ thắt chặt hơn - Liệu có phải rào cản không thể vượt qua

Visa Mỹ thắt chặt hơn

Sau vụ đánh bom Boston hồi giữa tháng 4 và vụ việc bán Visa của quan chức lãnh sự quán Mỹ gần đây đã khiến cho tình hình xin Visa du học Mỹ bị siết chặt hơn bao giờ hết.

Vậy trong tình hình hiện nay làm cách nào để xin Visa Mỹ thành công?

http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/visa-my-that-chat-hon-736759.htm

Theo Ban tư vấn du học Mỹ của Eduviet Global - đơn vị chuyên tư vấn du học Mỹ nhận định: Sau vụ việc bán Visa của quan chức lãnh sự quán Mỹ thì việc xét Visa Mỹ đã bị siết chặt hơn rất nhiều so với trước đây. Để có được Visa du học Mỹ trong thời điểm này là rất khó khăn. Những yêu cầu để cấp Visa được rà soát kỹ lưỡng hơn trước và cũng khắt khe hơn nhiều.

Mục đích chính của việc xét Visa là Đại sứ quán muốn đảm bảo các ứng viên sang Mỹ đúng mục đích học tập và sẽ đủ điều kiện học tập tốt tại Mỹ. Chính vì vậy trong phỏng vấn xin Visa Mỹ, Đại sứ quán tập trung vào 4 vấn đề là tài chính, kế hoạch học tập, năng lực tiếp thu và ràng buộc trở về Việt Nam.

Về hồ sơ tài chính: Đại sứ quán muốn xét xem ứng viên có đủ khả năng chi trả trong suốt quá trình học tập tại Mỹ hay không. Trong bộ hồ sơ này ứng viên cần chỉ ra được hai điểm qua trọng là thu nhập của người bảo trợ tài chính và tài sản đủ giá trị đảm bảo tài chính.

Kế hoạch học tập: chính là giải trình về quá trình học tập tại Mỹ của ứng viên. Những lựa chọn về trường học, ngành học phải phù hợp với nền tảng học vấn, tình hình gia đình, xã hội…của ứng viên. Các lựa chọn phải tương xứng với kế hoạch nghề nghiệp, khả năng chi trả. Ứng viên cần tránh sự xung đột giữa các vấn đề mà mình nêu ra với Đại sứ quán.

Năng lực tiếp thu: chính là khả năng tiếp nhận các kiến thức trong quá trình học tập tại Mỹ. Để chứng minh năng lực tiếp thu của mình các ứng viên có thể thông qua học bạ cấp 3 hoặc bảng điểm đại học. Để nâng cao tỉ lệ có Visa ứng viên có thể đưa ra các bằng cấp, chứng chỉ về ngoại ngữ của mình để chứng minh đủ khả năng học tập tại Mỹ.

Ràng buộc quay về Việt Nam sau khi kết thúc khóa học: là bắt buộc vì hiện nay Mỹ đang hạn chế việc nhập cư. Các ứng viên sẽ đưa các bằng chứng, lập luận để chứng minh các ràng buộc trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học như: kế hoạch sau khi học, ràng buộc gia đình, ràng buộc tài chính…


Nhìn chung để đạt được Visa Mỹ, học sinh cần chọn trường và khóa học phù hợp với năng lực học vấn của bản thân sau đó lên kế hoạch học tập cụ thể và chuẩn bị mức dự trù tài chính cho việc học tại Mỹ.


Đối với các ứng viên đáp ứng đầy đủ cả bốn tiêu chí này Visa Mỹ không còn là vấn đề ngoài tầm với. Tuy nhiên, để chắc chắn được cấp Visa, các ứng viên nên biết cách trả lời một cách chân thực và khéo léo về những thông tin đã cung cấp trong hồ sơ.

Phỏng vấn xin visa là một phần rất quan trọng, ngoài việc nắm vững các thông tin hồ sơ và tìm hiểu kỹ về kế hoạch du học, ứng viên còn phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và tâm lý tốt. Phần lớn ứng viên sẽ bị lỗi tại phần này do chưa có kinh nghiệm nên chuẩn bị không tốt và không biết cách đưa ra câu trả lời thông minh.

Để có được kết quả phỏng vấn tốt nhất, ứng viên nên học và tập dượt phỏng vấn trước để có được sự chuẩn bị tâm lý vững vàng. Để được tư vấn chi tiết hơn độc giả có thể đăng ký thông tin để được tư vấn tại đây.


Bạn Đăng Khoa hiện đang là du học sinh tại Cao đẳng cộng đồng Cascadia tại Mỹ cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về phỏng vấn Visa đi Mỹ của mình. Khoa cho biết: “Để có thể trả lời các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn được lưu loát thì cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Cần chuẩn bị cả về mặt nội dung trả lời lẫn tâm lý khi phỏng vấn, cần nắm rõ nội dung các câu hỏi của người phỏng vấn để từ đó có các câu trả lời khôn khéo nhất.


Thời gian chuẩn bị cho phỏng vấn có thể lên tới nhiều tháng chứ không chỉ vài tuần như nhiều người nghĩ. Chính vì vậy việc tìm hiểu làm hồ sơ sớm sẽ giảm bớt áp lực về thời gian cũng như gia tăng tỉ lệ Visa Mỹ cao hơn”.

Nước Mỹ luôn mở rộng cửa chào đón các học sinh muốn đi học thực sự và có một kế hoạch học tập rõ ràng phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 - Tập Thể Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 - Ms.Hương Đỗ 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!

 -

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Bí kíp luyện IELTS cực đỉnh

http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/grammar/pron/sounds/

 

English Pronunciation in Use

 

Quy trình của mình gồm 2 giai đoạn : Giai đoạn 1 là củng cố và hoàn thiện cái background cơ bản của tiếng anh, giai đoạn 2 là luyện kỹ năng thi và làm đề thi. Tổng thời gian 6 tháng.

Giai đoạn 1: Thời gian 2,5 - 3 tháng( cái này dành cho ai chưa có background chắc chắn, ai sure rồi thì thôi, tiến hành luôn giai đoạn 2)

Mình thống kê ra có 3 điều cần củng cố: PronunciationVocabulary và Grammar.
Pronuncation: 
- Học lại cách phát âm các âm trong tiếng anh ( Sounds of English) cho thật chuẩn : Vào trang web của BBC :http://www.bbc.co.uk/worldservice/le...r/pron/sounds/ sẽ thấy phần hướng dẫn của Ms. Alex Bellem – cực kỳ chuẩn mực luôn.
- Thực hành phát âm các âm đó cho nhuyễn : Dùng sách English Pronunciation in Use
- Tập đọc các đoạn văn dài ( mình dùng các bài Reports của Voalearning English), đặc biệt thích bài đọc của bác Steve Ember  Cách học là in transcript của bài mình quan tâm ra 1 tờ giấy A4, để font chữ to, giãn rộng, sau đó nghe từng câu một, đánh dấu cách ngắt nghỉ, lên xuống, nối âm, trọng âm ... rồi đọc theo chậm rãi. Học đọc kiểu này lâu nhưng có cái ưu điểm tuyệt vời là đã học từ nào thì sẽ không bao giờ quên được cách phát âm của nó, và khi nghe nó sẽ nhận ra ngay.

Vocabulary: 
Học từ vựng, làm bài tập nhỏ ( cả nghe và đọc) trong các quyển sách sau ( xếp theo độ khó tăng dần) :
Cambridge vocabulary for IELTS ( Pauline Cullen)
Achieve IELTS Grammar and Vocabulary 
English Vocabulary in Use Advance ( Michael McCathy – Felicity O’Dell)
English Collocation in Use ( Michael McCathy – Felicity O’Dell) . Quyển này rất khó nhưng cực hay, rảnh thì hãy làm.
Học hết mấy quyển vừa rồi thì từ vựng của bạn đỉnh cao luôn.

Grammar:
- Hệ thống toàn bộ ngữ pháp căn bản : Cái này có rất nhiều sách, nhưng mình dùng 1 website này, nó hệ thống rất trực quan và dễ hiểu dễ nhớ : www.englishpage.com/
Ngữ pháp tiếng anh Diễn Giải ( Lê Dũng) 
Chuyên đề ngữ pháp tiếng anh và bài tập trắc nghiệm thực hành ( Lê Dũng)
English Grammar in Use ( Raymond Murphy) Quyển này rảnh thì làm thêm cũng được

---------------------------------------------------------------

Trong vòng 3 tháng này, phải thực hành và chiến đấu cả 3 mảng này cùng lúc, ví dụ buổi sáng học phát âm khoảng 20-30 phút ( đọc xong 1 bài VOA cho chuẩn mực là mỏi nhừ mồm luôn), xong làm vocabulary và grammar, trong khi làm 2 cái này thì luyện Listening luôn vì bài tập nghe khá nhiều, đến tối luyện giọng lần nữa bằng 1 bài trong cuốn English pronuncation in use là được.

Giai đoạn 2: Thời gian 2.5-3 tháng : Luyện kỹ năng, làm đề thi IELTS 



I. Luyện kỹ năng: Cái này làm trước khoảng 1 tháng hoặc song song với phần làm đề thi IELTS, vừa làm đề vừa củng cố kỹ năng cho chắc)


1. Listening: 
Sách: 
Listening Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5) – Sách này ở Vn do bọn NTV phát hành, bán đắt lắm, ~100k cơ, nhưng vẫn nên mua để luyện nghe. Nhớ làm vào đó bằng bút chì nhé, để còn tẩy đi làm lại. Chỉ cần mua sách thôi, CD lên thằng google có đầy.
Radio/Video
Mình cứ nghe ngày nghe đêm, cứ rảnh là nghe, nếu có thể thì các bạn đăng ký 3G trọn gói trên điện thoại ấy, nghe rất tiện mà nghe xả láng luôn.
Nên nghe 1 số kênh sau:
BBC World Service
BBC 4: Intelligent Speech
CNN Student News ( video 10mins)
Những kênh trên nên nghe vì nó có nhiều đoạn Introduction & Interview, Individual long turn & Two-way ( or more) discussion – cái mà rất hay gặp trong bài thi Listening, và mình phải nói theo kiểu như thế trong phần Speaking nữa.
2. Reading:
Sách: Reading Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5) – của NTV, giá 98k, làm bằng bút chì nhé, ko đến lúc muốn làm lại là lại tốn tiền đấy.
Đọc các đoạn văn và làm tasks trên trang web của Britishcouncil
Link: http://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine
3. Writing: 
Sách: 
Academic Writing for IELTS ( Sam McCatter) Quyển này rất hay.
VISUAL IELTS Gabi Duigu Quyển này cũng hay luôn, luyện viết Task1.
Lưu ý là quyển : Writing Strategies for the IELTS test (của NTV) thì không nên mua, mình dùng không thấy hiệu quả cho lắm, nó còn dài dòng nữa.
4. Speaking
Cứ tự luyện xong ghi âm rồi nghe lại, kiếm được bạn bè hay ai đó mà luyện cùng thì tốt. Có thể nói trực tiếp hoặc qua Skype cũng tiện.
Mình có 1 loạt file hướng dẫn speaking hiệu quả và các topic hay gặp, bạn nào cần thì email hoặc nhắn tin, mình gửi cho.

II. Làm đề IELTS


Bước 1. Học trong quyển Ready for IELTS ( Sam McCatter) ( 1 tuần)
Làm quen với cấu trúc đề thi IELTS ( ai quen rồi thì bỏ bước số 1 này)
Trong quyển này sẽ trình bày cấu trúc đề thi, có 14 units để tập luyện các dạng bài cơ bản, và các kỹ năng cơ bản của từng dạng bài. Làm quyển này cố gắng trong 1 tuần phải xong.

Bước 2. Tham khảo tips để củng cố kỹ năng thông qua các sách : ( 1 ngày để đọc, áp dụng lâu dài) 
IELTS TARGET BAND 7 của Simone Brave (Quyển này ngắn gọn, hữu dụng, nên đọc)
IELTS SURE SUCCESS của cái trường NICON nào đó, ( Quyển này dài dòng hơn chút, có thêm 1 số lời khuyên để thi, nên đọc)

Bước 3. Làm bộ đề Cambridge IELTS nổi tiếng (4 quyển,16 đề, 3 tuần)
Tính đến thời điểm này ( T4/2012) thì có tổng cộng 8 quyển, nhưng dựa trên những gì mình đã làm và chắt lọc ra, thì bạn chỉ nên làm các quyển Camb 5, 6, 7, 8 thôi. Lý do là các quyển Camb 1,2,3,4 đã xuất bản quá lâu rồi, mình làm xong chúng thì thấy nó có nhiều khác biệt so với cách tư duy của thời điểm hiện tại, và đề trong các quyển đó cũng không “gần” với những đề thi mới này.
Đó là nhận định chủ quan của mình thôi, các bạn có thời gian thoải mái thì cứ làm cho tăng exp, bác nào đã vội rồi thì không cần động vào mấy quyển đó làm gì cho mệt.
Nên chia ra làm mỗi ngày 1 đề, ví dụ buổi sáng làm , buổi chiều chữa bài. Nhớ là phải chữa thật kỹ, khi review lại kết quả thì phải đếm số câu sai rồi lật lại xem tại sao lại thế, có vậy mới hoàn thiện được kỹ năng và tăng độ chuẩn xác.

------------Chú ý! ------------
1.Khi làm đề thì nên thống kê lại các dạng bài nào hay sai, để còn sửa kịp
Cứ đề nào bị sai câu gì nhiều thì make note 1 phát cho dạng câu hỏi đó, ví dụ như làm đề 1 quyển camb 6 bị sai nhiều câu ở dạng Summary của bài listening và sai nhiều câu Heading ở reading chẳng hạn. Sau 3-4 đề thì thống kê lại xem ta sai cái gì nhiều nhất. Sau khi đã tìm ra điểm yếu rồi thì quay lại bước 2 đọc lại và thực hành lại tips nó dạy.
2. Làm đề vào sách thì nên làm bút chì, làm xong, thống kê chữa lỗi xong thì tẩy luôn đi, để về sau làm lại ( cái việc làm lại quan trọng lắm đấy) Ai cẩn thận hơn thì foto ra 2 bản làm cho tiện)
3. Sau khi làm xong 4 quyển lần 1 mà điểm trung bình khoảng 7.0 – 7.5 là ok rồi, còn nếu thấp quá, khoảng 5.5- 6.0 thôi thì tốt nhất là quay ngay lại bước 2 mà đọc tips, quay lại mấy cuốn sách luyện kỹ năng mà luyện, xong xuôi rồi làm lại 4 quyển này, trước khi làm nhớ đọc nhanh lại tips cho mỗi phần thi.
Đến khi điểm tăng lên rồi thì chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 4: Làm bộ sách IELTS PRACTICE PLUS 1,2,3 ( 3 tuần)
Bộ này rất khó, làm xong cực kỳ nản luôn, ví dụ bạn làm bộ cambridge được trung bình là 7.0, làm sang bộ plus nó giảm xuống còn 6.0 là cùng.
Có mấy lưu ý thế này:
Ielts Practice plus 1 (Vanessa Jakeman, Clare McDowell) 
Xuất bản đã lâu, đề thi hóc búa như kiểu đánh đố, làm quyển này xong thì nhuệ khí của các bác tụt xuống chỉ còn 1 nửa là may.
Vậy nên, quyển này làm thì cứ để tinh thần thật thoải mái, thi đấu cọ sát thôi chứ đừng ham hố đặt mục tiêu gì, được ít điểm thì cũng đừng buồn mà bỏ cuộc. Đừng dành quá nhiều thời gian cho quyển này.

Ielts Practice plus 2 (Morgan Terry, Judith Wilson)
Quyển này mới hơn chút, vẫn khó nhăn răng nhưng không đến nỗi là không lấy điểm cao được. Ở quyển này nên chú trọng đọc các chỗ nó giải thích cho câu trả lời, phải cố gắng hiểu bằng được lý do trả lời ấy.

Ielts Practice plus 3 (Margaret Matthews , Katy Salisbury)
Quyển này khá gần với hiện tại, mình đánh giá rất cao quyển này, đề thi nó gần với những gì ở thời điểm bây giờ hơn, và độ khó nó chỉ nhỉnh hơn quyển Camb 8 một chút.
Vẫn dùng chiến thuật như quyển Plus2 thôi, cố gắng đừng để có đáp án nào mình không hiểu.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các sách nói trên, nếu có đủ thời gian thì nên làm lại ít nhất 1 lần, 1 phần là để test trình độ, 1 phần nữa là để kiểm tra xem mình đã fix thành công các lỗi hay gặp chưa.
Về việc làm lại đề thì các bác tự sắp xếp, nên quay vòng đề thi mà làm cho đỡ bị tình trạng “nhớ đề”.

Những phần linh tinh khác: 
1. Trên trang web của Britishcouncil có phần để luyện ngữ pháp, từ vựng, nghe, đọc, có cả 1 đề thi IELTS mẫu , và có phần mình thấy khá hữu ích là phần các lỗi nên tránh khi speaking. Link đây: http://learnenglish.britishcouncil.o...ips-and-skills


2. Đề thi làm càng nhiều càng tốt, nhưng có 1 phần rất quan trọng đó là chọn ĐIỂM RƠI. Khi bạn cảm thấy kỹ năng vững, điểm ổn định rồi, thì nên đăng ký thi ngay, để quá thời điểm ấy mới thi thì lại thiệt thòi cho bản thân vì qua mất lúc trí tuệ sáng suốt đỉnh cao rồi. Tất nhiên là thời điểm ấy sẽ trở lại, vì nó có chu kỳ tự nhiên, nhưng chả biết bao giờ mới tới, mà tới lúc ấy sợ lỡ việc rồi.

3. Các bạn có thể tìm thêm các đề thi mẫu, có khá nhiều trang web cung cấp cái này. Làm nhiều cho quen tay.

4. Kỳ thi IELTS tổ chức vào buổi sáng, từ 9-12h, vậy nên trước ngày thi khoảng 2 tuần các bạn nên luyện cho mình cái thói quen làm đề vào khoảng thời gian đó, khi ấy nhịp sinh học của bạn sẽ thích nghi với việc suy nghĩ và tập trung cường độ cao trong 1 khoảng thời gian cụ thể trong ngày -> sẽ đạt hiệu quả làm bài cao nhất.

5. Sách vở tài liệu thì các bạn cứ ra các hiệu sách ở khu Đinh lễ hoặc Bà triệu mà mua, mua sách thôi còn CD lên internet mà down cho rẻ. Ngoài những thứ có thể nêu tên ở đây, mình còn 1 mớ các tài liệu không tên nhưng rất hữu ích, nhất là phần Speaking, vậy bạn nào thích thì cứ bảo, mình gửi cho.
6. Ôn thi thời gian dài thường gây tình trạng chán nản hoặc mệt mỏi ở thời điểm nào đó, để tránh bị vậy thì cách của tớ là tranh thủ tập thể thao, tăng cường vận động. Môn tớ tập là Parkour, bạn nào muốn xem thì có video Parkour ở chữ ký đó

Mình chia sẻ các tài liệu và một vài chiến thuật như vậy, các tips để làm bài thì có hết trong 2 quyển ở bước số 2 phần II rồi, nếu các bạn vẫn chưa rõ phần nào đó thì cứ hỏi, nếu giúp được mình sẽ nói.

Chúc các bạn thi IELTS đạt được mục tiêu mình mong đợi ^^

( FBer Thinh Duong )

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -

Cách học TOEFL hiệu quả




Cách học TOEFL hiệu quả


Nếu bạn còn hơn 1 năm nữa mới thi TOEFL. Bạn hãy tập trung nâng cao vốn tiếng anh cơ bản. TOEFL thực chất chỉ là một thước đo trình độ tiếng anh, nên cho dù học hết các tips làm bài trong sách mà trình độ của mình không khá thì cũng khó mà lên đến điểm cao được.





Vậy, nâng cao vốn tiếng anh cơ bản như thế nào?



I. Các đĩa CD-ROM nên học



a. Bộ đĩa Langmaster. Bộ này có 13 đĩa. Hay nhất là đĩa từ điển, một từ mới sẽ có ví dụ, hướng dẫn cách phát âm, đọc luôn cả ví dụ mẫu (chưa có bộ từ điển nào có chức năng này) và giúp các bạn ôn tập từ mới hàng ngày. Việc ôn tập từ và đọc ví dụ mẫu sẽ giúp các bạn không những nhớ từ mà còn nhớ từ trong văn cảnh, sau này dùng từ sẽ rất tự nhiên và thuần thục. Nếu các bạn đã đạt trình độ kha khá, có thể bắt đầu từ đĩa thứ 9-12 (trình độ intermediate)



b. Langmaster Toefl (2 đĩa, một đĩa preparation, 1 practice test). Tôi rất thích bộ đĩa này và đây là giáo trình tự học Toefl đầu tiên của tôi. Hướng dẫn rất kĩ lưỡng tất cả các kĩ năng thi Toefl, chia thành từng chương mục rất khoa học. Đặc biệt phần nghe rất hay. Nếu các bạn yếu phần nghe thì nên xem qua bộ này. Sau khi học hết các kĩ năng thì làm Practice test.



Các đĩa sau đây tôi cũng đã dùng để luyện khi học Toefl. Chủ yếu là để nâng cao phần nghe (do nghe trên đĩa tốt hơn nghe trên băng) và phần ngữ pháp (một phần càng làm nhiều thì càng thành thạo).



c. Longman Toefl

d. Barron Toefl

e. Delta Toefl

f. Cambridge Toefl

g. Kaplan Toefl

Và cuối cùng, nếu các bạn hay lên internet thì http://www.englishforvietnamese.com/ là một website tuyệt vời cho học TOEFL. Đầy đủ các mục ngữ pháp khó, các bài essay mẫu, bài thi thử và forum giải đáp thắc mắc, kinh nghiệm học thi của các bạn đến từ khắp nơi trên thế giới.



II. Các sách TOEFL nên học



Tuy học trên CDs rất hay, nhưng hầu hết người học TOEFL đều sử dụng các bộ sách có bán trên thị trường để ôn luyện. Tôi sẽ chia thành từng kĩ năng để các bạn tiện theo dõi và nâng cao phần mình còn yếu nhất.



1 - Ngữ pháp



Đây là thế mạnh của dân Việt Nam. Phần này dễ lên điểm và dễ đạt điểm cao. Nếu ngữ pháp tốt, ví dụ được 68 điểm (sai 2 câu/40 – không phải là quá khó) thì có thể bù đắp được rất nhiều cho phần nghe và phần đọc. Có rất nhiều sách ngữ pháp trên thị trường, và hầu hết các sách Toefl đều có phần ôn tập lại ngữ pháp căn bản hay test.



a. Longman English Grammar Practice (for intermediate student). Tôi thấy đây là cuốn sách viết đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, có bài tập minh hoạ rất hài hước nên học không cảm thấy chán như các sách khác. Tôi học ngữ pháp không giỏi lắm, lại hay nản, nên tôi thường đặt kế hoạch mỗi ngày làm 3 – 4 bài trong sách, trong vòng khoảng 3 tháng thì ngữ pháp cũng tạm ổn.



b. Toefl Cliff. Thực chất đây là cuốn dạy ngữ pháp Toefl. Học Cliff kết hợp với bộ ngữ pháp thầy Mạnh (các bạn có thể download ở http://www.englishforvietnamese.com/) thì nắm khá chắc chắn ngữ pháp căn bản hay dùng để thi. Bài tập và đề thi dễ



c. Toefl success. Chia thành từng dạng cấu trúc hay hỏi, bài tập rất hay.Các phần reading, listening, writing viết cũng rất tốt. Đây là cuốn sách duy nhất tôi dùng để ôn Toefl trước khi thi. Làm hết cuốn này điểm ngữ pháp ít nhất cũng phải 60.



d. Longman complete course for the Toefl. Đây là cuốn sách được website http://www.englishforvietnamese.com/ giới thiệu là cuốn sách học thi Toefl tốt nhất. Phần ngữ pháp viết đầy đủ và rất dễ hiểu. Phần nghe, nhất là các tips viết hay.



e. Barron’s Toefl. Cấu trúc phần ngữ pháp sách này viết khác hẳn so với các cuốn khác, tập trung phân tích ví dụ về các cấu trúc các bạn hay sai. Tuy nhiên bài tập dễ và không sát thi thật mấy.



f. Toefl Grammar Flash



Ngoài ra chắc chắn còn rất nhiều cuốn sách hay khác mà các bạn có thể dùng để luyện phần ngữ pháp như Cambridge Toefl của Peterson’s hay Cracking the Toefl. Mỗi cuốn đều có những điểm hay riêng, và tuỳ có bạn phù hợp với sách này mà không phù hợp với sách khác. Nếu các bạn còn rất nhiều thời gian, có thể mua các sách này về học dần, nhất là làm bài ngữ pháp nhiều thì lên điểm rất nhanh. Nhưng nhớ ghi chép lại những lỗi ngữ pháp các bạn đã sai, thỉnh thoảng xem lại thì sẽ không mắc lại nữa.



2 - Nghe



Đây là phần mà dân Việt Nam thấy khó nhất. Cách học nghe tốt nhất là gì? Là chép lại những gì mà bạn đã nghe được. Chép lại nhiều sau này các bạn sẽ thấy mình nghe được từng từ trong đoạn một cách dễ dàng mà còn quen với những chủ đề hay test trong Toefl. Điều này rất có lợi khi thi, do nhiều khi các bạn sẽ phải đoán, và càng nghe chép nhiều khả năng đoán đúng của bạn càng cao, có khi đến 80%.Tuy vậy việc chép lại đòi hỏi thời gian và kiên trì. Tôi đã chép lại các bài tập và bài test trong cuốn Toefl Longman và Toefl Success. Ngoài ra các bạn cũng nên có một sổ tay chép lại các idiom thường dùng trong part A. Tôi học hết 2 idiom list của Toefl success và Toefl Secret (tại trang http://www.englishforvietnamese.com/). Hơn nữa, để tăng phản xạ tiếng, nếu có điều kiện các bạn có thể nghe CNN, BBC hay một số đài phát tiếng anh khác.



3 - Đọc



Cơ sở để nâng cao phần này là vốn từ vựng của các bạn. Từ vựng nhiều không chỉ giúp các bạn trả lời đúng câu hỏi vocabulary mà còn cả các câu hỏi khác nữa. Hai cuốn sách có wordlist rất hay, đó là Barron Essential Words for the Toefl (những từ cơ bản hay dùng) và Toefl success (từ nâng cao hơn) Học xong 2 cuốn này thì coi như chắc đến 70% phần vocabulary của Toefl reading.



Có một điểm rất “bực mình” của phần đọc Toefl là chúng rất vô bổ, đọc chỉ để trả lời câu hỏi và biết thêm một mẩu thông tin không đâu và sau đó quên luôn. Vậy nếu các bạn thích về thiên văn học, hãy đọc sách thiên văn học bằng tiếng anh, nếu các bạn học về kinh tế, hãy đọc sách chuyên ngành của đại học Mỹ. Lợi cả đôi đường, vừa lên điểm Toefl vừa giỏi cái mình thích!



4 - Viết

a. Barron’s How to prepare for the Toefl Essay. Có tất cả 185 topic và bài mẫu tham khảo.



b. Các bài mẫu đã được upload lên website Tài Liệu Du học.



Điều quan trọng nhất phải nhớ khi viết Toefl là chúng ta chỉ có 30 phút và người chấm chỉ có 2 phút để đọc bài. Do vậy cấu trúc càng rõ ràng càng tốt. Tốt nhất các bạn nên xây dựng một template riêng cho bài essay của mình. Tôi tự làm một template riêng, và bài nào tôi cũng áp nguyên cái template đó! Các bạn có thể cảm thấy chán nản vì sử dụng quá nhiều lần một mẫu này, nhưng thực tế điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều vì trong với mọi đề, bạn có thể nhanh chóng viết được 1 bài luận hoàn chỉnh, có cấu trúc rõ ràng. Hơn nữa, bạn đọc bài của mình nhiều lần nên thấy nhàm, còn với người chấm, đó là lần đầu tiên ng ta đọc bài của bạn!



Thêm nữa, tuy 185 bài essay là rất nhiều nhưng các chủ đề trùng nhau rất nhiều, nên các bạn hoàn toàn có thể dùng ý bài này để lắp vào bài khác. Trước khi thi không cần viết hết 185 bài essay mà chỉ cần lập dàn ý (gạch ý định viết) cho các topic bạn thấy băn khoăn nhất. Đến khi thi thì tự nhiên sẽ viết được thôi.





III. Sắp đến ngày thi ? 



Theo tôi, bạn chỉ nên chú tâm vào một việc duy nhất, đó là làm đề thi của các kì thi trước. Càng làm nhiều bạn càng quen hơn với cấu trúc đề thi, với áp lực làm bài.



Khi làm đề, bạn nên cố gắng tạo một môi trường càng giống thi thật càng tốt. Chọn một chỗ ngồi yên tĩnh không bị quấy rầy trong vòng 3 tiếng. Làm phần writing đầu tiên (30 phút), sau đó đến phần listening, structure và cuối cùng là phần reading. Photo answer sheets và dùng bút chì mềm đánh dấu như thi thật. Ban đầu thi thử tôi rất hay đánh dấu nhầm, mãi sau mới sửa được. Và kinh nghiệm xương máu của tôi là bạn nên làm bài thi thử ở nhà vào đúng giờ bạn sẽ thi thật Ví dụ như ở Hà Nội bạn sẽ phải thi vào buổi sáng, khoảng từ 9h30 tới 12h30. Tôi hay làm bài ở nhà lúc 8h, ngủ trưa lúc 12h, nên lúc thi thật làm bài đọc buồn ngủ, mệt và đói. Tốt nhất là cố sắp xếp thời gian làm bài thi thử lúc 9h sáng.



Qui trình làm bài đơn giản.



1. Làm đề cũ như thi thật trong vòng 3 tiếng.

2. Nghe và chấm lại phần listening. Nếu các bạn yếu phần nghe thì bước này rất quan trọng. Nghe lại giúp chúng ta kiểm soát suy nghĩ, tìm hiểu lý do vì sao lại sai ở câu hỏi này, do không nghe được, do đoán nhầm hay hiểu sai…

3. Nghe và đọc script phần nghe, gạch chân các idiom và newwords cần học

4. Xem lại phần structure, tập trung vào những câu bị sai, vì sao sai, xem lại ngữ pháp phần sai đó thật kĩ

5. Đọc lại bài reading, tìm hiểu vì sao lại sai. Nếu bài đọc sai hơn 10 câu/50 thì phải tra từ và dịch toàn bộ bài khoá đó cho đến khi thật hiểu.







Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -





Du học tự túc khi cha mẹ không phải... đại gia

Làm thế nào với số tiền ban đầu khoảng 10-15 ngàn đô-la/năm, sinh viên có thể du học tại Mỹ?







Bài viết này được đúc kết từ kinh nghiệm của một số sinh viên du học tự túc với sự trợ giúp một phần của cha mẹ và nỗ lực của bản thân để đạt được những mục đích mà có nhiều tiền chưa chắc đã làm được.

Để tiết kiệm chi phí, thông thường sinh viên đi theo hai bước: Theo học một trường cao đẳng cộng đồng, sau 2 năm sẽ chuyển sang học ở một trường đại học 4 năm. Trong quá trình đi học, sinh viên phải tìm việc làm để trang trải các chi phí cuộc sống.

Lựa chọn số một: Trường cao đẳng cộng đồng

Trường cao đẳng cộng đồng (Community College- CĐCĐ) là cơ sở đào tạo 2 năm thuộc hệ thống giáo dục đại học. Ở Mỹ có 1.655 trường CĐCĐ, trong đó 1.047 là trường công và 415 trường tư, với chức năng chính là: đào tạo hai năm đầu đại học, đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên, cung cấp các khóa dự bị đại học, các khóa đào tạo cho các cơ sở công nghiệp và đào tạo từ xa.

Sau hai năm học, sinh viên có thể nộp đơn vào các trường đại học bốn năm để học tiếp, lấy bằng cử nhân, hoặc được cấp bằng Associate Degree và tham gia vào thị trường lao động.

Ưu điểm đầu tiên khi theo học CĐCĐ là tiền học phí rất thấp so với trường bốn năm. Một năm học ở trường Bunker Hill Community College chỉ khoảng 10.000 đôla, trong khi các trường đại học công 4 năm tại tiểu bang Massachusetts là 20-30 ngàn đô-la. Trường tư thì một năm có thể lên tới 40-50 ngàn đô-la.

Số tiền học phí thấp như vậy không có nghĩa là chất lượng đào tạo kém hơn so với các trường bốn năm. Hai năm học đầu, các khóa học cơ sở ở cả hai loại hình trường là như nhau. Giá trị của các đơn vị tín chỉ cũng được tính tương đương khi bạn chuyển từ CĐCĐ sang trường bốn.

Lợi thế thứ hai của trường CĐCĐ là môi trường học tập. Tại đây sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới có hoàn cảnh chung như khó khăn ban đầu về tiếng Anh, khả năng hòa nhập với nền văn hóa Mỹ. Chính vì đặc điểm đó, giáo sư biết rõ sinh viên yếu ở điểm nào, cần bổ trợ kiến thức gì, và họ đáp ứng đúng yêu cầu của sinh viên ngoại quốc.

Nếu học ở trường bốn năm, phần lớn giáo sư coi sinh viên ngoại quốc đương nhiên phải đủ trình độ tiếng Anh để theo học ở đại học Mỹ, nên đó sẽ là thách thức rất lớn với những ai khả năng tiếng Anh còn hạn chế.









Ảnh minh họa: Internet.

Có rất nhiều cơ hội, dịch vụ và các nguồn tài nguyên phong phú ở trường CĐCĐ mà không phải sinh viên nào cũng biết. Ví dụ, có nhiều học bổng không chỉ dành riêng cho sinh viên Mỹ mà cho cả sinh viên ngoại quốc. Tìm được những học bổng này và có ý chí phấn đấu thì cơ hội giành nó cho các học kỳ tiếp theo không phải là khó. Như vậy, bố mẹ sẽ đỡ một phần khoản tiền học phí như đã nêu ở trên.

Trường CĐCĐ thường ít sinh viên hơn so với trường bốn năm, nên giáo sư và sinh viên, sinh viên với sinh viên có cơ hội tương tác với nhau để trau dồi ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, sự hiểu biết, cảm thông và tương trợ lẫn nhau. Khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt với giáo sư và cơ hội được họ chú ý và hỗ trợ là rất cao nếu nỗ lực, học giỏi, và trở thành sinh viên xuất sắc.

Môi trường của CĐCĐ khá là mở. Là trường do cộng đồng và vì cộng đồng, nên sinh viên đa dạng, phong phú về tuổi tác, ngành nghề, hoàn cảnh kinh tế, kinh nghiệm và nền tảng văn hóa. Nó không giống như hình dung về một trường đại học như ở Việt Nam là hầu như sinh viên ở độ tuổi từ 18-22.

Sinh viên ở CĐCĐ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, gồm cả cựu binh I-rắc, bà mẹ đơn thân, người khuyết tật, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người mới nhập cư, người vừa đi làm vừa đi học. Môi trường mở tạo cơ hội cho bạn quen biết nhiều người và học hỏi được nhiều điều nếu bạn biết cách hòa đồng với cộng đồng đa dạng đó.

Có nhiều việc làm để trang trải chi phí cuộc sống

Cơ hội việc làm có thể ở ngay trong trường: phụ đạo một số môn học mà học sinh Việt Nam khá như toán, tiếng Anh, tiếng Việt cho sinh viên khác; làm việc trong thư viện, trực văn phòng cho một số bộ môn, trung tâm nghiên cứu; trợ giúp phòng tuyển sinh vào những mùa nhập học; bán cafe trong căng-tin, nhà ăn, và cả rửa bát, dọn dẹp nhà ăn trong các trường nội trú. Những công việc này sinh viên được làm tối đa là 20 giờ/tuần trong năm học và có thể đến 40 giờ trong thời gian hè.

Đội ngũ cán bộ cơ hữu của CĐCĐ thường rất mỏng nên hay bị quá tải vào các mùa tuyển sinh. Vì thế trường dựa vào nguồn lực là sinh viên trong các công việc như làm thủ tục hành chính, phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên mới, hoặc sinh viên học yếu. Linh Tâm, người đã học tại CĐCĐ, chuyển lên trường Mount Holyoke cho biết, có những lúc cao điểm trong mùa tuyển sinh, cô làm đến 4 công việc cùng một lúc.

Cơ hội việc làm cũng có thể tìm thấy ở ngoài trường. Sinh viên thường làm thêm sau giờ học hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Đó là công việc chạy bàn trong các quán ăn, nhà hàng; làm trong hiệu giặt đồ và bán hàng trong các siêu thị, chợ và quán cafe. Với số tiền công trung bình là 10 đôla/giờ, sinh viên có thể trang trải tiền nhà, tiền ăn và chi phí tối thiểu cho cuộc sống.

Điều cần thiết nhất là ngay từ đầu kỳ học, họ phải tìm hiểu các cơ hội việc làm có sẵn trong trường, nộp đơn xin vào làm các công việc đó. Để làm người phụ đạo, họ cần phải có thư giới thiệu của giáo sư dạy môn học đó khẳng định họ có khả năng làm được việc. Với các cơ hội việc làm bên ngoài, cũng đòi hỏi một quy trình tương tự là tìm kiếm thông tin việc làm qua mọi phương tiện thông tin và các mối quan

Những công việc ngoài trường có thể được trả thù lao, lại cũng có công việc không thù lao như làm từ thiện trong các bệnh viện, nhà dưỡng lão, trung tâm văn hóa cộng đồng. Tuy công việc này không kiếm được “tiền mặt”, nhưng những kinh nghiệm thu gom được không chỉ làm đẹp cho hồ sơ xin chuyển tiếp lên trường bốn năm, mà còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng sống như chăm sóc đến cộng đồng, giao tiếp trong các môi trường làm việc thực sự.

“Vừa học, vừa làm” mang lại nhiều lợi ích hơn “chỉ học, không làm”

Vừa đi học vừa đi làm là một thử thách không nhỏ đối với sinh viên. Quỹ thời gian có hạn, vậy làm thế nào để cân bằng giữa việc học và làm để vẫn đạt kết quả học tập tốt và đảm bảo sức khỏe. Nếu biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc hợp lý, lợi ích của việc đi làm sẽ là một đền bù xứng đáng cho nỗ lực của bạn

Lợi ích đầu tiên dĩ nhiên là có thêm thu nhập và cơ hội tốt để kiếm được việc làm sau này. Nhiều bậc phụ huynh có khả năng lo cho con em cả tiền học và chi phí sinh hoạt tại Mỹ với mong muốn con cái mình tập trung vào học và đạt điểm trung bình tối đa là 4,0. Điều này chưa chắc đã tốt, nhất là trong môi trường năng động như nước Mỹ.

Cho dù sinh viên có đạt được điểm trung bình tối đa là 4,0, nhưng do thiếu kinh nghiệm làm việc trong những năm đi học thì khả năng kiếm việc làm không cao bằng những người chỉ học được 3,0 nhưng có kinh nghiệm. Những kinh nghiệm thu được khi đi làm chính là điều mà các nhà tuyển dụng sau này cần đến.

Lợi ích thứ hai là phát triển kỹ năng sống và trưởng thành nhanh. Phần lớn học sinh phổ thông ở Việt Nam thụ động trong giao tiếp, khi gặp phải vấn đề khó khăn họ thường tìm cách né tránh hoặc im lặng. Nhưng đã đi làm thì phải biết cách giải quyết vấn đề. Không có cách nào khác là phải quan sát, lắng nghe ý kiến về nhiều giải pháp khác nhau, chọn lựa cho mình giải pháp tối ưu.

Ví dụ, làm công việc phụ đạo về môn toán, sinh viên phải học được phương pháp sư phạm, giảng giải thật dễ hiểu, tìm ra cách trình bày đơn giản, dễ tiếp thu, có như thế công việc của mình mới được người học đánh giá cao và tiếp tục giới thiệu mình cho các khóa học

Đi làm ở các công ty chính là nơi thử sức để áp dụng ngay những kiến thức từ sách vở vào môi trường thực tiễn giải quyết những vấn đề mới, phức tạp hơn và có những đặc thù riêng mà sách vở chưa chắc đã đề cập.

Đi làm còn tạo ra một môi trường mới và các mối quan hệ xã hội mới, tăng thêm tầm hiểu biết. Linh Tâm đã có cơ hội phụ đạo cho cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam, qua đó cô hiểu biết hơn về lịch sử Mỹ và quan hệ Việt - Mỹ. Cô cũng đã phụ đạo cho người nhập cư từ các quốc gia khác nhau, qua đó mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa thế giới. Làm việc trong mùa tuyển sinh với cán bộ trong trường, cô cũng có dịp quan sát và học hỏi cách quản lý hành chính và tạo dựng mối quan hệ với cán bộ trong trường

Mối quan hệ với đồng nghiệp là một “vốn xã hội” không nhỏ. Linh Trang, người đã từng học CĐCĐ, sau đó chuyển lên Đại học Suffolk cho biết, khi cô đi thực tập ở một tổ chức y tế, cô làm cùng với một bạn người Hoa. Trong quá trình làm việc cô nêu ý tưởng tạo ra nhóm thiết kế nhỏ. Bạn người Hoa sau này là chuyên viên chính ở một công ty tài chính vẫn nhớ đến ý tưởng đó và mời cô tham gia nhóm thiết kế tờ rơi cho công ty.

Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh vô cùng quan trọng khi đi làm ở Mỹ. Chính chỗ làm việc là nơi rèn rũa kỹ năng đó. Giao tiếp ở đây không chỉ gồm kĩ năng nghe và nói, mà còn viết email, gọi điện thoại trao đổi công việc và tiếp xúc với khách hàng. Đi làm, người lãnh đạo thường hướng dẫn cho bạn biết cách trình bày ý tưởng của mình thế nào, trả lời đối tác ra sao. Những câu nói nào nên nói hoặc nên tránh để làm vừa lòng đối tác.

Nhà tuyển dụng luôn luôn nhìn vào lý lịch của bạn với những kinh nghiệm tích cóp được trong những năm tháng học tập để có thể đi đến quyết định có nhận bạn hay không.

"Số tiền học phí 10.000 đôla cho một năm học có thể sẽ phù hợp với khả năng tài chính của nhiều bậc phụ huynh, tuy không phải là “đại gia” nhưng quyết tâm đầu tư vào giáo dục cho con cái. Tuy nhiên, chi phí cho ăn, ở, đi lại và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì sao? Đa số sinh viên học ở Mỹ đều phải tìm việc làm để đỡ đần bố mẹ phần chi phí cho cuộc sống."

Theo Giaoduc

Theo dòng sự kiện:


Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -

Bí quyết học tiếng Anh và giành 7.5 IELTS của nhà vô địch Olympia 2011 - Phạm Thị Ngọc Oanh

Gặp lại Ngọc Oanh sau gần một năm kể từ ngày giành vòng nguyệt quế, cô bé vẫn giản dị, dễ gần với cách nói chuyện thân thiện, khiêm tốn. Những ngày này, Oanh đang gấp rút chuẩn bị để tháng 7 tới sẽ lên đường đi du học tại trường Đại học Swinburne, Australia sau khi đạt điểm số “đáng mơ ước” 7.5 trong kỳ thi IELTS cuối tháng 4 vừa rồi.







Hãy cùng trò chuyện và lắng nghe cô bé chia sẻ về cuộc sống cũng như những bí quyết học và thi tiếng Anh của mình.







Phạm Thị Ngọc Oanh - Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011 hiện
đang theo học tại ACET

Chào Oanh, đã gần một năm kể từ ngày em giành chức vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Cuộc sống của Oanh sau khi giành vòng nguyệt quế có thay đổi nhiều không?

Cuộc sống của em không có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc em được nhiều người biết đến và nhận ra hơn trước… (Cười).

Một ngày bình thường của nhà vô địch Olympia diễn ra như thế nào nhỉ?

Phần lớn thời gian trong một ngày em dành cho việc học tiếng Anh và chuẩn bị cho việc du học. Mặc dù đã đạt 7.5 IELTS, hiện tại em vẫn đang học thêm tiếng Anh tại trung tâm ACET vào các buổi chiều. Buổi sáng em dành khoảng 1 - 2 giờ nghe tin tức, đọc sách báo và nói chuyện bằng tiếng Anh với các bạn tại thư viện ACET để tập cho bản thân quen với môi trường sử dụng toàn tiếng Anh. Em duy trì thói quen này được gần một năm nay rồi. Hi vọng là khi sang Úc em nhanh chóng hòa nhập được. Thời gian còn lại em vừa tìm hiểu thêm về cuộc sống tại Úc, vừa dành cho việc thư giãn, giải trí.

Được biết cuối tháng 4 vừa qua Oanh đã thi IELTS và đạt điểm 7.5, một điểm số rất cao so với học sinh quốc tế nói chung. Chắc hẳn em rất vui mừng khi nhận được kết quả này?

Thú thực là ban đầu em nghĩ em làm bài khá tệ, nhưng cuối cùng thì kết quả hơn cả em mong đợi. Lúc nhận kết quả em thấy lâng lâng vui sướng bởi công sức học tập của mình bỏ ra đã thu được kết quả tương xứng.

Vậy bí quyết nào đã giúp Oanh học tốt tiếng Anh và giành điểm cao như vậy trong kì thi IELTS?

Thực sự em không có bí quyết nào đặc biệt ngoài nỗ lực mỗi ngày. Em rất cảm ơn các thầy cô giáo của em tại ACET đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm và giúp em phát triển đáng kể mọi kỹ năng. Bên cạnh đó, em thấy việc tự học cũng vô cùng quan trọng. Có những thời gian em tự học tại thư viện ACET 6 giờ liên tục mỗi ngày. Ở đó có rất nhiều tài liệu bổ ích cũng như là các sách về vấn đề xã hội giúp em có thêm ý tưởng cho các phần nói và viết. Em cũng thường nghe trên website học tiếng Anh của BBC, vừa để học thêm từ vựng, vừa cập nhật thông tin.

Em có kỷ niệm nào đáng nhớ trong thời gian học và ôn luyện tiếng Anh chuẩn bị cho kì thi IELTS không?

Em nhớ lần đầu tiên em làm bài thuyết trình trước lớp lúc học lớp AE2B ở ACET, thầy giáo cho phép bọn em tự chọn chủ đề để thuyết trình mỗi tuần. Em chọn chủ đề Money and Happiness (Tiền và Hạnh phúc) và đã chuẩn bị khá cẩn thận. Tuy nhiên, khi thuyết trình em lại không kiểm soát nổi tốc độ nói do mất bình tĩnh. Thầy giáo đã ân cần chỉ cho em những lỗi em mắc phải khi nói và cả cách giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát tốc độ nói sao cho rõ ràng nhưng trôi chảy. Sau buổi hôm đó em thấy mình biết giữ bình tĩnh, tự tin hơn và rút được nhiều kinh nghiệm để giữ tốc độ phù hợp khi nói.

Tháng 7 này Oanh sẽ lên đường sang Úc du học tại ĐH Swinburne. Em đã chuẩn bị gì cho chuyến đi cũng như 4 năm học tập sắp tới tại Úc?

Em biết các anh chị đi du học thường hay gặp phải “culture-shocks” (sốc văn hóa) trong thời gian mới sang cho nên em đã cố gắng dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin về người dân Úc và văn hóa của họ.

Cuối cùng, nếu có một lời khuyên dành cho các bạn đang học tiếng Anh, em sẽ nói gì?

Em tin là ngoài nỗ lực của bản thân cũng rất cần có sự dẫn dắt của các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao. Em thấy mình đã đúng khi chọn ACET bởi ở ACET em được không chỉ học mà còn được sống trong môi trường sử dụng tiếng Anh với các thầy cô giáo chuyên nghiệp và cơ sở vật chất tốt nhất dành cho học viên.

Cảm ơn Ngọc Oanh và chúc em sẽ thành công trong 4 năm học tập sắp tới tại nước Úc!







Phạm Thị Ngọc Oanh luyện tập Tiếng Anh với các bạn tại thư viện ACET

 






ACET sắp khai trương trung tâm Anh Ngữ mới tại 226 Lê Văn Sỹ, Tân Bình, TP.HCM. Ưu đãi 10% học phí và quà tặng độc đáo cho khóa học mùa hè khi học viên đăng ký học tại trung tâm Lê Văn Sỹ.Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ:

TP.HCM:

Hotline: 08 3932 6202 - 08 3933 0102
226 Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình
187 Võ Thị Sáu, Q.3
63 Ngô Thời Nhiệm, Q.3

Hà Nội:

Hotline: 04 3732 5303 - 04 3976 5268
26 Bích Câu, Đống Đa
Tầng 1, Tòa nhà Ocean Park, 1 Đào Duy Anh, Đống Đa
Website: http://www.acet.edu.vn
Facebook : http://www.facebook.com/acetvn

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -

 

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada

Tiin.vn - Thiên Trang bắt đầu đi du học từ những năm cấp 3 và đã trải nghiệm rất nhiều điều đặc biệt thú vị.







Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ, với Thiên Trang cũng không phải là ngoại lệ. Cô bạn sống ở nước ngoài từ nhỏ sau đó trở về Việt Nam và lại tiếp tục sang Canada để du học. Cùng Tiin.vn lắng nghe những chia sẻ thú vị của cô bạn xinh xắn này khi sống và học tập ở nước ngoài nhé!

Họ và tên: Hồ Hoài Thiên Trang
Nickname: BơsinDOB: 4/2/1995
Quê quán: Đà Lạt
Từng là cựu HS trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt
Đang là HS lớp12 ở J. Percy Page Public High School, Canada
Câu nói yêu thích: Hãy làm tốt những việc dành cho mình!



Mọi người thường chọn du học trong lúc học ĐH hoặc khi đã tốt nghiệp, vì sao Thiên Trang lại chọn du học sớm như vậy?

Thật ra cũng do mình may mắn có bố là giáo sư tham gia giảng dạy ở bên này nên mình có nhiều điều kiện tìm hiểu thông tin du học từ rất sớm. Ngày còn bé, gia đình mình đã từng định cư ở Bồ Đào Nha nên vốn tiếng Anh của mình cũng khá. Sau khi trở về Đà Lạt mình tiếp tục học cấp hai rồi cấp ba ở đây nhưng mình luôn nuôi giấc mơ du học. Việc đăng ký thủ tục cũng khá suôn sẻ cộng “kinh nghiệm” đã từng sống ở nước ngoài nên mình có phần dạn dĩ hơn các bạn khác.



Bạn đang sống ở một khu như thế nào? Theo bạn khi du học mà có bố mẹ “đi theo” thì có gì đặc biệt không?

Khu mình sống rất đầy đủ các dịch vụ cần thiết như bệnh viện, công viên, trường học, đó là một nơi khá an ninh và thoáng mát. Cuộc sống bên này cũng không quá xô bồ, người Canada sống khá chân thành và tôn trọng nhau. Nhà mình cách trường khoảng 20 phút đi xe buýt. Vì ba mình đang kí hợp đồng với trường ĐH ở Canada nên hiện tại mình đang sống cùng với ba mẹ.

Có bố mẹ ở bên mình không phải cảm nhận nỗi nhớ nhà. Mình sắp “nếm” cảm giác ấy rồi, khi kết thúc hợp đồng ba mẹ mình sẽ về Việt Nam, lúc đó mình tha hồ mà “khóc nhè”!

Thiên Trang có chơi thân với người bạn Canada nào không?

Lúc mới sang có một gia đình người bản xứ, bạn của ba giúp đỡ mình rất nhiều trong việc làm quen với văn hóa, cách ứng xử, giao tiếp… Hiện tại mình đang chơi thân với 1 cô bạn người Canada tốt bụng, thích học hỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ Trang từ những điều nhỏ nhất. Bạn ấy hay kể cho mình nghe những câu chuyện thú vị, những điều mà người Canada coi trọng và ngược lại, mình đã kể rất nhiều điều về cuộc sống trước đây ở Việt Nam cho cô ấy nghe. Cả hai luôn thấy ở nhau mới mẻ và thật nhiều điều để khám phá…





Khu Trang đang sống rất thoáng mát, có rất nhiều cây xanh

Theo bạn, sự khác biệt lớn nhất giữa Canada và Việt Nam là gì?

Mình nghĩ đó là khí hậu. Mặc dù thời tiết ở Đà Lạt cũng khá mát mẻ nhưng khi sang Canada, mình không thể chống cự lại với cái lạnh ở đây. Mùa đông lúc nào cũng phải âm 30 - 35 độ C, mặc rất nhiều áo, việc đi lại, sinh hoạt, học tập cũng rất khó khăn, vì trời lạnh thì chỉ muốn ngủ thôi, lười hoạt động lắm!

Thiên Trang có thể kể đôi nét về ngôi trường mà bạn đang theo học?

Ngôi trường mình đang học có tên là J. Percy Page Public High School. Điểm đặc biệt của ngôi trường này là có rất đông du HS đến từ Châu Á và Châu Âu. Cũng bởi thế mà trường rất hay tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các lễ hội, tạo điều kiện để du HS các nước có thể theo học và phát huy khả năng của mình.

Cách học bên ấy có gì khác biệt?

Các trường ĐH ở đây xét tuyển sinh viên theo bảng điểm ba năm lớp 10,11,12 chứ không tổ chức thi tuyển như bên mình. Bởi vậy nên mỗi HS ngay từ khi còn học cấp ba là đã lo tìm hiểu khá kĩ các thông tin về chọn ngành và chọn trường sao cho phù hợp.

Tùy ngành học mà sẽ chọn những môn học tương ứng để làm quen dần. Ví dụ như mình chọn học Kinh tế đối ngoại nên khi ở cấp III, mình cần có tín chỉ nâng cao đạt trên 75% ở những môn tiếng Anh, Xã hội, Khoa học, Vật lý, Thiết kế vĩ mô và Toán cao cấp ở trình độ 30. Mình cũng cần hoàn thành những môn căn bản 30 để tốt nghiệp nữa (30 tương đương với lớp 12).

Học phí ở trường của bạn có đắt không? Bạn có đi làm thêm không?

Do ba mình đang là giáo sư ĐH tại Canada nên mình được miễn học phí nhưng nếu là du HS bình thường bạn sẽ phải đóng 14.000 USD/năm. Mình đang là HS cấp ba nên chưa đủ tuổi đi làm, thỉnh thoảng mình đi theo trường làm tình nguyện.



Trang là người bạn đáng yêu, thích chia sẻ

Canada để lại cho bạn ấn tượng gì?

Mình thấy Canada là một đất nước rất rộng nên khoảng cách giữa các khu phố rất xa, đa số HS như tụi mình muốn đi đâu cũng ngồi xe buýt từ 20 phút đến 1 tiếng mới đến được chỗ cần đến. Điều đó tạo cho mình cảm giác giống như đang đi du lịch nên cảm thấy rất thích.

Hệ thống xe buýt và tàu điện ở đây rất dày nên việc đi lại cũng tiện, không phải mất quá nhiều thời gian cho việc đợi chờ giữa các tuyến. Siêu thị Việt Nam, Châu Á cũng rất nhiều nên mình khá thoải mái trong việc ăn uống, mua sắm.

Người Canada rất thích người Châu Á mình nhé, trong đó có Việt Nam nữa. Khi biết Trang là người Việt, họ thích lắm. Họ cũng rất thân thiện và dễ gần nên mình cảm thấy rất thoải mái khi đi học hay đi chơi, du lịch ở Canada.

Điều bạn mong muốn nhất trong thời gian gần là gì?

Mình thực sự rất muốn hoàn thành các môn học với điểm số cao và được nhận vào trường ĐH mà mình đã chọn.

Nhưng điều mình đang muốn làm ngay lúc này là được trở về Việt Nam dự lễ ra trường cùng các bạn lớp chuyên Anh tại trường THPT chuyên Thăng Long, khóa của mình. Trang thật sự rất nhớ các bạn và muốn thấy nụ cười hạnh phúc của mọi người trong ngày trọng đại ấy.

Cuộc sống du học đã cho bạn những trải nghiệm gì?

Đó là sự trưởng thành! Là em út trong nhà lại là con gái nữa nên mình luôn được ba mẹ cưng chiều, từ khi sang Canada, gặp gỡ và tiếp xúc với những bạn ngoại quốc, mình thấy có những điều mình suy nghĩ đơn giản và non nớt quá. Có những việc bằng tuổi mình người ta đã có thể hoàn thành dễ dàng mà mình cứ loay hoay mãi và luôn dựng lên những lý do để cho phép bản thân mình chấp nhận thất bại. Điều đó là không nên, dù rằng đang sống cùng ba mẹ, nhưng mình cũng ý thức được rằng bản thân mình phải học cách tự lập ngay từ bây giờ, bởi dù sao bước đi bằng đôi chân của mình thì luôn vững vàng hơn bao giờ hết mà, phải không?

Cám ơn Trang. Chúc bạn sớm đạt được những mục tiêu trong học tập và luôn sống thật hạnh phúc nhé!





Thiên Trang gây ấn tượng bởi vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp



Và nụ cười rạng rỡ





Cô bạn cũng hay tham gia các hoạt động tình nguyện khi du học đấy!





 

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  0918.69.85.96 – ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -

10 lí do nên du học Canada

(GDVN) -Không chỉ là một quốc gia an toàn nhất trên thế giới, Canada còn là một trong số các quốc gia G-7 đầu tư cho hệ thống giáo dục bình quân đầu người cao nhất. Hãy cùng tham khảo 10 lí do dưới đây hiểu rõ tại sao bạn nên chọn Canada là điểm đến khám phá chân trời chi thức của mình nhé.


















1. Nền giáo dục nổi tiếng quốc tế

Nền giáo dục tại Canada thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Hàng năm, hơn 100.000 sinh viên quốc tế tới Canada để lĩnh hội kiến thức với chất lượng hàng đầu. Đến với đất nước Canada xinh đẹp, bạn có thể gặp gỡ các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Với hơn 390 cơ sở giáo dục tại đây, bạn chắc chắn sẽ tìm được ngôi trường phù hợp nhất với mình.

2. Chi phí sinh hoạt và học tập thấp

Học phí và giá cả sinh hoạt tại Canada thấp hơn so với nhiều nước khác như Anh, Pháp, Mỹ, Đức…. Canada là một trong số các quốc gia G-7 có mức học phí thấp nhất, thậm chí công dân nước này còn được miễn 100% học phí đến năm 18 tuổi. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ sở giáo dục tổ chức các lớp học với phí dưới 10.000 USD/ 1 năm.

3. Quốc gia đa văn hóa

Bất kể nguồn gốc dân tộc, tại Canada, bạn sẽ có cảm giác giống như ở nhà mình vậy. Canada là quốc gia hình thành bởi những người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới. Người Canada tôn trọng tính đa dạng và đa sắc tộc. Chính vì vậy, bạn không cần lo lắng về việc phân biệt chủng tộc hay bạo loạn như một số quốc gia khác như: Nga, Mỹ…

4. Quốc gia song ngữ

Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Bạn có thể chọn học bằng một trong hai thứ tiếng hoặc tham gia một trường song ngữ. Nắm giữ lợi thế của việc thành thạo nhiều ngoại ngữ trong thời đại kinh tế toàn cầu mới này, học tập tại Canada chắc chắn sẽ giúp bạn thuận lợi trong nghề nghiệp của mình, bằng cách tham gia các khóa học ngoại ngữ trong thời gian du học.

5. Quy tụ các giáo sư, nhà khoa học nổi danh nhất thế giới

Các giáo sư giỏi, các nhà khoa học danh tiếng và các nghệ sỹ lừng danh thế giới nằm trong đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các trường đại học Canada. Học tập tại Canada, bạn có điều kiện gặp gỡ các nhân vật nổi tiếng. Họ là những người đứng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Neus biết cách phân bố tồi gian, bạn sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng trên và có cơ hội trao đổi suy nghĩ và ý tưởng cùng họ.

6. Công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới

Trong quá tình học, bạn luôn được thực hành trên các phương tiện kĩ thuật hiện đại nhất. Điều này có nghĩa là bạn có thể theo kịp những phát minh khoa học và điện tử tân tiến nhất trên thế giới.

7.Quốc gia an toàn nhất thế giới

Tỷ lệ tội phạm tại Canada rất thấp và một khi cá nhân nào muốn sử dụng súng thì phải được sự cấp phép của nhà nước. Đến với Canada, bạn chỉ tập tập trung vào công việc duy nhất là học và không cần phải quan tâm đến vấn đề khác như: bạo động, phân biệt chủng tộc, tôn giáo…

8. Chi phí đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới

Canada là một trong số các quốc gia G-7 đầu tư cho hệ thống giáo dục bình quân đầu người cao nhất. Các cơ sở giáo dục tại Canada được trang bị thư viện, bảo tàng, rạp hát, phòng triển lãm nghệ thuật và thiết bị thể thao hiện đại. Đến với bất cứ ngôi trường nào tại Canada, bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với cơ sở vật chất của trường

9. Thời tiết ôn hòa

Canada có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Vào mỗi mùa, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động và các môn thể thao khác nhau. Phong cảnh cũng thay đổi nhanh chóng mỗi mùa, bởi vậy bạn đừng quên mang theo một chiếc camera để gửi các bức ảnh về cho gia đình bạn.

10. Chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới

Canada là một đất nước có chất lượng an ninh và sạch sẽ vào hàng bậc nhất thế giới. Cùng với đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới sẽ khiến bạn luôn an tâm khi sinh sống và học tập tại đất nước xinh đẹp này.

Lúc đầu khi bạn sang Canada sẽ không tránh khỏi cảm giác bị sốc văn hóa, thay đổi thời tiết, múi giờ hay cách thức sinh hoạt, phương pháp học tập. Nhưng hãy yên tâm vì thời gian đó sẽ qua rất nhanh, bạn chắc chắn sẽ nhanh chóng hòa nhập cuộc sống ở nơi đây thôi.

Chúc bạn có một chuyến du học vui vẻ và bổ ích!

 

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  0918.69.85.96 – ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -

Những chuyên gia săn học bổng tốt nhất

 

Việc săn học bổng thực sự là không dễ dàng gì, các chuyên gia học bổng của chúng ta tất nhiên phải có trình độ, khả năng nhanh nhẹn.

Thành tích học tập cực đỉnh, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động xã hội và đặc biệt, các bạn ấy rất bén duyên với học bổng du học khủng.










Chàng trai nhận được 13 học bổng du học



Với thành tích 2.010/2.400 điểm SAT, trong đó điểm toán đạt mức tuyệt đối 800/800, Nguyễn Hùng Lâm, sinh viên năm thứ hai ngành ngôn ngữ Anh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã nhận được học bổng của 13 trường ĐH tại Mỹ.

13 trường ĐH đã chấp nhận đơn xin học và cấp học bổng cho Nguyễn Hùng Lâm gồm: Austin College (80.000 USD/4 năm), Hendrix College (92.000), Knox College (124.000), Luther College (128.000), Drexel University (60.000), Ohio Wesleyan University (110.000), Randolph College (104.000), Green Mountain College (112.000), Emory & Henry College (80.0000), University of Texas (60.000), University of North Texas (40.000), Missouri Western State University (30.000), Ripon College (120.000).

Nữ sinh ẵm học bổng thạc sĩ khi chưa tốt nghiệp ĐH



Đó chính là Nguyễn Hồng Nhung, sinh viên lớp Quản trị Marketing K4, khoa Marketing, đại học Thương mại. Với thành tích học tập khủng của mình (năm nhất xếp đầu toàn khoa về thành tích học tập, những năm sau luôn đứng trong top 5 sinh viên xuất sắc nhất khoa) và bản lĩnh tự tin (gặp trực tiếp giáo sư của Birkbeck University of London, United Kingdom để xin học bổng), Hồng Nhung đã nhận được học bổng thạc sĩ ngành Marketing khi còn chưa tốt nghiệp ĐH. Đây là một ngoại lệ trước giờ chưa từng có.

Chàng sinh viên săn học bổng ở chốn cũ của GS. Ngô Bảo Châu



Là một trong 50 sinh viên xuất sắc vinh dự nhận học bổng du học Eiffel của Bộ Ngoại giao Pháp, Lê Quang Huy (Cựu sinh viên Lớp Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp, ĐH Bách Khoa Hà Nội) sẽ học thạc sỹ, chuyên ngành tin học công nghiệp tại ĐH Paris 11 - ngôi trường mà GS Ngô Bảo Châu từng học và làm việc.

Vào năm 2007, Quang Huy còn được nhận học bổng có tên là “Jeunes Pousses” của đại sứ quán Pháp trao tặng cho 30 sinh viên xuất sắc trên toàn quốc theo học tại các trường đại học chọn tiếng Pháp làm ngoại ngữ. Trị giá học bổng là 500 Euros.

Nữ sinh Cần Thơ nhận 6 học bổng nước ngoài



Trịnh Nhật An (quận Ninh Kiều), sinh viên năm 4 ngành Tài chính ngân hàng (ĐH Cần Thơ) đã nhận được các suất học bổng toàn phần tại 6 trường ĐH ở Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch.

Đó là các trường: Vijie Brussel University (Bỉ), University of Copenhagen (Đan Mạch), Victoria University (New Zealand), University of Paris (Pháp), Jonkoping University (Thụy Điển), International University in Geneva (Thụy Sĩ).

Cuối tháng 8/2012, Nhật An đã lên đường sang Thụy Sĩ học 2 năm để lấy bằng thạc sĩ kinh tế và sau đó tiếp tục tìm học bổng để hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh.

Chia sẻ về bí quyết giành học bổng, Nhật An nói: “Do có vốn ngoại ngữ nên em thường xuyên lướt web để săn tìm học bổng. Vừa qua em cũng phải làm bài vất vả mới giành được những suất học bổng có giá trị này”.

Nữ sinh Ams và học bổng 5 trường ĐH Mỹ



Chỉ cần nhìn qua bảng thành tích của Tôn Hà Anh (cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam) cũng đủ biết Hà An là một chuyên gia săn học bổng cừ khôi như thế nào.

Hà An nhận được học bổng toàn phần của5 trường đại học danh tiếng tại Mỹ là Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley, học bổng Harvard Faculty of Arts and Science Scholarship do tập thể giáo sư tại Harvard bầu chọn năm 2011. Là 1 trong 60 học sinh xuất sắc nhất nước Mỹ được nhận danh hiêụNational Scholar, và được trao tặng Học bổng quốc gia (National Scholarship) đề cử bởi trường đại học Brown trong số 31000 đơn từ khắp thế giới. Được nhận vào chương trình Columbia Undergraduate Scholars Program.

Hà An cũng là thành viên chương trình dành cho 120 học sinh xuất sắc nhất trong số 35000 học sinh dự tuyển vào trường đại học Columbia năm 2011. Nhận được giải thưởng của Hội đồng giáo viên trường St. Andrew's năm 2010 dành cho học sinh xuất sắc nhất về Toán và Khoa Học, đồng thời là học sinh có điểm luận văn cuối kỳ cao nhất trong lịch sử trường St. Andrew's - 99/100

Bảo Linh (Tổng hợp)

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  0918.69.85.96 – ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -


Học bổng chính phủ

Dưới đây là những câu trả lời, tư vấn cần thiết cho những ai mong muốn tìm được học bổng của các chính phủ.




















Học bổng chính phủ là gì ?

Đây là những học bổng do các chính phủ tài trợ ngân sách nhằm hỗ trợ các ứng viên đủ điều kiện đi du học.

Học bổng bao gồm 2 loại: Nội địa là học bổng do chính phủ nước sở tại cung cấp cho công dân nước mình. Ở Việt Nam, học bổng chính phủ bao gồm học bổng 322, 911 (Cục Đào tạo nước ngoài, Bộ GD-ĐT quản lý), học bổng 165 (Ban Tổ chức T.Ư Đảng). Các học bổng này thường được cấp cho các cán bộ nhà nước, giảng viên ĐH và gần đây mở rộng cho cả sinh viên. Học bổng chính phủ nước ngoài do chính phủ các nước cung cấp cho Việt Nam thông qua hợp tác song phương. Ở Việt Nam, nổi tiếng nhất là học bổng Fulbright (của Mỹ), Chevening (Anh), BTC (Bỉ), Eramus Mundus (Liên minh Châu Âu), ADS, Endeavour, ALA (Úc)…







Các sinh viên của chương trình Fulbright chụp ảnh với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
và đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Ảnh: Trần Thịnh

Một trong những đặc tính quan trọng nhất của học bổng chính phủ là sự giới hạn về địa lý đối với ứng viên dự tuyển, chỉ áp dụng cho một nhóm đối tượng ở một khu vực địa lý nhất định. Ví dụ học bổng Fulbright dành cho Việt Nam thì chỉ công dân Việt Nam mới được nộp hồ sơ. Như vậy, nếu so với học bổng của các trường ĐH thì tính cạnh tranh của học bổng chính phủ không cao bằng. Nếu bạn nộp hồ sơ vào ĐH Harvard chẳng hạn thì bạn phải cạnh tranh với hàng vạn hồ sơ khác từ các nước khác nhau. Trong khi đó, nếu bạn nộp hồ sơ theo học bổng chính phủ, bạn sẽ chỉ phải cạnh tranh với các cá nhân ở Việt Nam mà thôi. Nói như vậy không có nghĩa là học bổng chính phủ không cạnh tranh, bởi thực tế với số lượng có hạn thì học bổng chính phủ danh giá có sự cạnh tranh cũng rất cao.

Một sự khác biệt rất quan trọng nữa của học bổng chính phủ là những ràng buộc kèm theo, phổ biến nhất là điều kiện “học xong phải quay về nước”.

Đa phần các học bổng chính phủ sẽ trang trải các chi phí sau: Toàn bộ tiền học phí, bảo hiểm, vé máy bay khứ hồi, chi phí thị thực (không phải tất cả học bổng đều hỗ trợ), bảo hiểm y tế, trợ cấp sinh hoạt hằng tháng. Học bổng chính phủ không trang trải chi phí cho người đi kèm như vợ hoặc con.

Các đối tượng tuyển chọn

Đối tượng chính của học bổng chính phủ Việt Nam là công chức, viên chức nhà nước, giảng viên ĐH. Các học bổng của chính phủ nước ngoài thường không giới hạn đối tượng mà còn khuyến khích các đối tượng vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật… Có học bổng ưu tiên cho khối nhà nước như học bổng ADS của chính phủ Úc, có học bổng không ưu tiên đối tượng nào cả. Nếu có một ước mơ cháy bỏng là đi du học mà điều kiện tài chính của gia đình có hạn thì học bổng chính phủ là một lựa chọn phù hợp giúp bạn thực hiện ước mơ du học của mình.

Các yêu cầu nhận và địa chỉ học bổng

Mỗi học bổng đều có những quy định khác nhau, nhưng tựu trung lại thì có mấy yêu cầu sau:

Bảng điểm: Một số học bổng yêu cầu phải có điểm tổng kết ở một mức nhất định, chỉ khi cao hơn mức đó bạn mới được nộp hồ sơ. Điểm tổng kết yêu cầu đa phần phải cao hơn 7 do vậy, nếu bạn có dự định xin học bổng chính phủ, hãy đầu tư cho việc học tập của bạn ngay từ bây giờ.

Bằng tốt nghiệp đại học: Đối với những học bổng yêu cầu đã tốt nghiệp đại học.

Giấy chứng nhận công việc: Nếu cần chứng minh bạn làm cho các đơn vị nhà nước.

Số năm kinh nghiệm đi làm: Fulbright tính số năm đi làm từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp chứ không phải là ngày bạn bắt đầu đi làm bán thời gian.

Điểm tiếng Anh: Hầu hết các học bổng đòi hỏi điểm tiếng Anh đầu vào cho ứng viên. Điểm số tối thiểu với TOEFL iBT phải là 70/120 và 6/9 cho IELTS. Đây không phải là con số chính xác, mỗi học bổng có mức khác nhau. Tiếng Anh luôn là một rào cản lớn cho các bạn khi tìm học bổng do vậy nếu bạn có ước mơ du học, hãy đầu tư học tiếng Anh sớm nhất có thể.

Nếu có một ước mơ du học thì chả bao giờ là quá sớm để tìm hiểu về học bổng chính phủ mà bạn muốn nhắm tới. Do vậy, lời khuyên là hãy bắt đầu tìm hiểu ngay khi bạn có dự định đi du học. Sự tìm hiểu càng sớm càng giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn trọng nhất.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều học bổng chính phủ, bạn có thể vào địa chỉ www.thanhnien.com.vn để tham khảo một số học bổng.

 






Cần chuẩn bị gì cho bộ hồ sơ ?

Sau khi đáp ứng những điều kiện ứng tuyển kể trên, ứng viên cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp theo yêu cầu của từng học bổng. Đây là những yêu cầu phổ biến nhất của một bộ hồ sơ:

- Điền mẫu đơn (form) học bổng: Thường khá đơn giản, chỉ cần khai thông tin cá nhân, học vấn, các thông tin khác.

- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae): Nên viết ngắn gọn làm nổi bật quá trình công việc và thành tích học tập, hoạt động xã hội.

- Thư giới thiệu: Điều này nhằm mục đích cho ban tuyển chọn hiểu rõ hơn về bạn, do vậy người viết thư giới thiệu quan trọng nhất phải là người gần gũi và hiểu bạn nhất. Họ phải là người có thể làm nổi bật những điểm mạnh của bạn và chứng minh cho ban tuyển chọn thấy bạn là người xứng đáng được trao học bổng. Nếu xin 3 thư thì cân nhắc 3 đối tượng sau:

(1) giảng viên ĐH của bạn, có thể là trưởng khoa nếu người đó có trực tiếp dạy bạn; (2) đồng nghiệp hoặc lãnh đạo ở cơ quan; (3) một người bạn hay quen biết ngoài xã hội có tiếng tăm một chút thì tốt. Bạn nên trao đổi với người đồng ý viết thư giới thiệu cho mình xem họ thích thế nào, nhưng tốt nhất bạn nên dự thảo trước và đưa cho họ xem, sửa và ký.

- Bài luận về bản thân (Personal Statement): Giống như bạn kể một câu chuyện về bản thân mình theo trình tự thời gian, trong đó bạn giống như một nhân vật chính, các tình tiết xảy ra trong cốt truyện, các nhân vật phụ giúp bạn nổi bật nên.

- Mục tiêu học tập (Study Objective): Mục đích chính của bài luận này là nói đến mục tiêu học tập của bạn khi được trao học bổng. Mà đã là mục tiêu thì phải rõ ràng, cụ thể, đo lường được. Bạn có thể trình bày công trình nghiên cứu mà bạn dự định triển khai khi được học bổng. Tất nhiên đây chỉ là một bản trình bày ngắn gọn cho những người cho dù không có chuyên môn về lĩnh vực đấy cũng hiểu được, chứ không phải như cái đề cương nghiên cứu chi tiết.

- Đề cương nghiên cứu (Research Proposal): Thường phổ biến hơn với các bạn theo học thạc sĩ nghiên cứu hoặc tiến sĩ.

- Thư chấp nhận nhập học (Admission Letter): Ở một số học bổng chính phủ nước ngoài, một yêu cầu cần có nữa trong bộ hồ sơ xin học bổng là phải có thư chấp nhận học của trường mà bạn dự định học. Đây là lá thư mà trường bạn dự định học cung cấp cho bạn chứng minh rằng bạn đã được trường chấp nhận bạn trở thành sinh viên. Để xin được thư này, bạn phải liên hệ trực tiếp với các trường và phải nộp một bộ hồ sơ xin học vào trường đó. Bộ hồ sơ xin học này cũng gồm các giấy tờ khá giống như bộ hồ sơ xin học bổng chính phủ.

- Các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm: Bạn chỉ nộp bản sao có công chứng của bản gốc thôi. Với tài liệu mà bằng tiếng Việt thì bạn cần mang đem dịch ra tiếng Anh rồi công chứng.

Trần Ngọc Thịnh

Thông tin liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: ĐTDĐ:  0918.69.85.96 – ms.Hương 0984.761.634

Email: info@kenhduhoc.vn

www.kenhduhoc.vn - https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

 -